Cách đóng cọc tiếp địa chống sét, chống giật đơn giản

Cọc tiếp địa ( còn gọi là cọc tiếp đất, cọc tiếp điểm) rất quan trọng trong quá trình lắp đặt tủ điện hoặc hệ thống điện cũng như chống sét. Để cọc tiếp địa phát huy được tối đa những tính năng vốn có thì việc lắp đặt đúng cách là điều cực kỳ cần thiết. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn lắp đặt các loại cọc tiếp địa đơn giản và đúng kĩ thuật nhất.

1. Cọc tiếp địa là gì? Vai trò, phân loại cọc tiếp địa

Khái niệm cọc tiếp địa

Cọc tiếp địa có cấu tạo rất đơn giản, là thanh kim loại có 1 đầu nhọn để cắm xuống đất, đâu kia có kích thước to hơn và cứng, có thể dùng búa để đóng xuống. Phần đầu cọc được thiết kế nhiều vòng ren để có thể kết nối được nhiều cọc lại với nhau.

Phân loại cọc tiếp địa

Dựa theo chất liệu cấu thành thì cọc tiếp địa được chia thành 3 loại:

  • Cọc tiếp địa đồng (có loại đồng vàng hoặc đồng đỏ).
  • Cọc tiếp địa thép mạ đồng (nhúng nóng hoặc điện phân).
  • Cọc tiếp địa bằng thép mạ kẽm (sử dụng công nghệ nhúng nóng hoặc điện phân).

Loại cọc tiếp địa đồng nguyên khối đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay vì tính dẫn điện tốt, và đây cũng là loại cọc tiếp địa có giá thành cao nhất. Nhược điểm của cọc tiếp địa đồng nguyên chất là dễ bị cong vênh trong quá trình thi công.

Cọc tiếp địa chống giật cho thiết bị điện

Vai trò của cọc tiếp địa với cuộc sống

  • Để chống sét cho hệ thống điện lưới thì không thể thiếu cọc tiếp địa
  • Cọc tiếp địa giúp phân tán nguồn năng lượng lớn do sét tạo ra, giúp đảm bảo độ bền cho thiết bị điện cũng như giữ an toàn cho người sử dụng vào mùa mưa.

2. 7 bước đóng cọc tiếp địa chống sét chuẩn nhất

Để đóng cọc tiếp địa cho thiết bị điện hoặc hệ thống tủ điện đèn LED cần tuân thủ 7 bước cơ bản sau đây.

  • Bước 1: Xác định vị trí thi công bãi tiếp địa.
  • Bước 2: Đào rãnh hoặc khoan hố chôn cọc tiếp địa theo kích thước rộng: 30 – 50cm, sâu 60 – 80cm. Trong trường hợp đất có điện trở cao thì chúng ta phải khoan giếng sâu 20 – 40m với đường kính 5 – 8cm.
  • Bước 3: Sử dụng búa để đóng cọc tiếp địa xuống rãnh/ hố vừa đào sao cho phần đầu cọc phải thấp hơn chiều sâu của rãnh/ hố, và cao hơn đáy của hố 100 – 200mm
  • Bước 4: Tiến hành đấu nối cọc với băng đồng hoặc cáp đồng rổi rải dây cáp đồng dọc theo rãnh và tiến hành hàn hóa nhiệt tại cọc trung tâm.
  • Bước 5: Đo điện trở suất của đất để lựa chọn hóa chất phù hợp và đổ hóa chất để quá trình phân tán tia sét xuống đất tốt nhất.
  • Bước 6: Nối dây từ kim thu sét tới bãi tiếp địa tại vị trí cọc trung tâm.
  • Bước 7: Khi điện trở suất đất đo được đã đạt thì tiến hành lấp đất để hoàn thành quá trình đóng cọc tiếp địa.

Nối dây trong bãi tiếp địa

Tham khảo thêm: Định nghĩa hiệu suất chiếu sáng

3. 6 bước hàn cọc tiếp địa

  • Bước 1: Vệ sinh khô và sạch các cọc tiếp địa, dây đồng giúp tăng khả năng kết dính trong quá trình hàn. Tiếp theo là chọn thuốc hàn, khuôn hàn sao cho phù hợp với loại mối hàn (mối hàn chữ thập, chữ T, chữ U…
  • Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ khuôn hàn, đặt cố định cọc, dây cáp vào đúng vị trí theo từng loại khuôn hàn.
  • Bước 3: Dùng tay kẹp để cố định khuôn hàn, chít các lỗ khuôn bằng đất sét hoặc miếng chít chuyên dụng để tránh chảy thuốc hàn ra ngoài khi có phản ứng nhiệt nhôm, nóng chảy thuốc hàn.
  • Bước 4: Đặt một miếng nhôm mỏng xuống đáy khuôn để che đi phần lỗ nhỏ dưới đáy khuôn, tiếp đến là đổ thuốc hàn vào khuôn hàn, roi đổ thêm thuốc mồi hàn lên trên thuốc hàn dẫn ra mép khuôn rồi đậy nắp khuôn hàn lại.
  • Bước 5: Dùng súng mồi hàn để bắn lửa vào phần thuốc mồi hàn ở mép khuôn.
  • Bước 6: Một phản ứng nhiệt nhôm sẽ sảy ra sau khi hàn. khi mối hàn nguội thì tiến hành mở tay kẹp và khuôn ra, vệ sinh sạch sẽ mối hàn. Chờ 10 – 15 phút rồi tiếp tục quá trình hàn để chỉnh sửa mối hàn.

4. 3 bước làm tiếp địa chống giật

Để đề phòng bị điện giật khi các thiết bị có hiện tượng rò rỉ điện ra ngoài vỏ thiết bị thì việc đóng cọc tiếp địa có vai trò cực kỳ quan trọng. Dưới đây là 3 bước cơ bản hướng dẫn làm cọc tiếp địa chống giật.

  • Bước 1: Chuẩn bị cọc sắt phi 10mm, dài 2m và sợi dây điện dài 2 – 3m
  • Bước 2: Khoan lỗ sâu từ 1 – 2m trên nền đất để cắm cọc sắt
  • Bước 3: Tiến hành nối 1 đầu dây điện với cọc sắt; đầu còn lại nối với điểm kim loại bất kỳ trên vỏ thiết bị cần làm tiếp địa chống giật.

5. Cách đóng cọc tiếp địa cho tủ điện điều khiển chiếu sáng

  • Bước 1: Đào rãnh đê chôn cọc tiếp địa.
  • Bước 2: Đóng cọc tiếp địa xuống rãnh.
  • Bước 3: Đấu nối cọc với cáp đồng, rải cáp dọc theo rãnh.
  • Bước 4: Đo điện trở suất đất và tiến hành đổ thuốc hàn để làm giảm điện trở.
  • Bước 5: Lấp đất để hoàn trả lại mặt bằng.

6. Tiêu chuẩn đóng cọc tiếp địa

Cách đóng cọc tiếp địa đạt tiêu chuẩn TCVN 9385:2012 phải đáp ứng được các tiêu chuẩn quy định sau đây:

Tiêu chuẩn chọn cọc tiếp địa:

  • Dạng cọc tiếp địa thanh loại tròn cần có đường kính tối thiểu 12 hoặc 16mm tùy loại kim loại. Cụ thể: nếu điện cực thép thì cọc phải có đường kính tối thiểu là 16mm, nếu điện cực kim loại không phải thép hoặc không phải sắt/ thép thì phải đạt tối thiểu 12mm.
  • Cọc tiếp địa thép góc có chiều dày ≥ 4mm cần được sử lý để đảm bảo chống ăn mòn.
  • Cọc tiếp địa dạng ống kim loại cần có đường kính tối thiểu 19mm, chiều dày tối thiểu 2,45mm và phải được xử lý chống ăn mòn trên bề mặt.
  • Điện cực đất dạng cọc nhọn không dùng thanh cốt thép hay thanh thép gai.

Tiêu chuẩn thi công cọc tiếp địa

  • Chọn nơi có độ ẩm cao nhất để đóng cọc tiếp địa. Nếu vị trí đóng cọc tiếp địa là đất liền thổ thì chú ý đóng cọc sâu theo bản thiết kế và phải chèn chặt rãnh chôn cọc tiếp địa.
  • Điện cực đất thanh/ cọc nhọn phải đóng sâu > 0,5m – 1,2m; tính từ đỉnh cọc tới mặt đất. Độ sâu lắp điện cực dựa treo điện trở suất địa.
  • Chiều dài cọc tiếp địa tối thiểu phải đạt 2,5 – 3m. Có thể tiến hành nối cọc khi điện cực đất có chiều dài > 3m.

Tiêu chuẩn đóng cọc tiếp địa

  • Tùy theo thiết kế mô hình chống sét mà có thể đóng thẳng hoặc nghiêng cọc.
  •  Với một phân xưởng, khoảng cách giữa các cọc tiếp địa quá 20m và các cọc phỉa nối với nhau thành mạch vòng liền cực.
  • Không được làm hỏng đầu trên của cọc trong quá trình đóng cọc
  •  Với vị trí đóng cọc tiếp địa là đất cứng cần phải khoan thì nên lựa chọn loại mũi khoan có đường kính nhỏ hơn đường kính của cọc.
  • Dây nối cọc tiếp địa phải có tiết diện ≥ tiết diện của dây nối địa chính.

7. Những rủi ro khi đóng cọc tiếp địa sai cách

  •  Nếu lắp đặt cọc tiếp địa sai kỹ thuật có thể sẽ làm giảm tuổi thọ của các thiết bị điện hoặc gây giật điện; cháy nổ làm nguy hiểm tính mạng con người.
  •  Nếu quá trình khảo sát thực địa lắp cọc không chính xác có thể dẫn đến mất cân bằng điện tích; gây thiệt hại cho công trình ngầm xung quanh. Vì thế, quá trình khảo sát đóng vai trò rất quan trọng.

8. Lưu ý khi đóng cọc tiếp địa, tiếp địa chống sét

Cọc tiếp địa đồng đỏ

  • Chọn vật liệu cọc tiếp địa: Tùy vào hệ thống chống sét và bản thiết kế để chọn loại cọc có chất liệu phù hợp (cọc tiếp địa đồng, cọc tiếp địa thép mạ đồng, cọc tiếp địa bằng thép mạ kẽm).
  • Khoảng cách đóng cọc tiếp địa: Khoảng cách tối thiểu giữa 2 cọc tiếp địa phải bằng 1 – 2 lần chiều dài của 1 cọc tiếp địa (chiều dài cọc tiếp địa 2,4 – 2,5m).
  • Khoảng cách giữa các bãi tiếp địa phù hợp nhất: Tùy vào địa hình, địa chất khác nhau sẽ có quy định về khoảng cách các bãi tiếp địa khác nhau. Do đó, cần khảo sát thực tế để thiết kế bản vẽ để đưa ra tiêu chuẩn thi công phù hợp.
  • Cách đóng cọc tiếp địa chuẩn: Trong quá trình đóng cọc phải đảm bảo giữ cọc thẳng, không cong vênh, không làm hỏng đầu cọc.
  • Cọc nối đất cần phải đóng sâu bao nhiêu? Cần đóng cọc tiếp địa sâu trong lòng đất từ 0.5 – 1m và đầu cọc phải thấp hơn bề mặt đất

Trên đây là chi tiết các bước hướng dẫn đóng cọc tiếp địa để đảm bảo an toàn cho con người. Để được tư vấn khi lựa chọn cọc tiếp địa cho trụ đèn cao áp vui lòng liên hệ hotline: 093 608 4765.

 

CÔNG TY TNHH CƠ ĐIỆN VÀ CHIẾU SÁNG ĐÔ THỊ VIỆT NAM

Miền Bắc:  Số 21 Ngách 27, Ngõ 106 Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Miền Nam: Nguyễn Văn Linh, TT Tân Túc, H. Bình Chánh, Hồ Chí Minh

KD1: 0971 041 380 - KD2: 0965 935 870

KD2: 0966 680 657 - KD4: 0987 153 083

Website: https://chieusangcaoap.com/

Page: facebook.com/chieusangcaoap

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.