Hiểu rõ nguyên lý hoạt động của đèn huỳnh quang sẽ giúp bạn dễ dàng tự sửa chữa hoặc thay thế khi đèn xảy ra sự cố mà không cần phải nhờ đến sự giúp đỡ của thợ điện. Bài viết này sẽ chia sẻ ứng dụng của đèn huỳnh quang và nguyên lý hoạt động của sản phẩm.
1. Đèn huỳnh quang là gì?
Đèn huỳnh quang (còn được gọi là đèn tuýp hoặc đèn ống) gồm các bộ phận chính là vỏ đèn được phủ một lớp bột huỳnh quang (phosphor) và điện cực (wolfram). Bóng đèn được bơm một ít hơi thủy ngân và khí trơ (neon, argon…) để tạo ánh sáng màu và tăng độ bền cho cực đèn.
2. Cấu tạo của một đèn huỳnh quang
Một đèn huỳnh quang được cấu tạo bởi 6 thành phần cơ bản: ống thủy tinh, điện cực, khí, lớp bột huỳnh quang, tắc te, chấn lưu (còn gọi là ballast, tăng phô)
– Ống thủy tinh: có chiều dài từng loại từ 0,3m – 2,4m, mặt trong của ống được phủ lớp bột huỳnh quang chứa hơi thủy ngân và khí trơ (neon, argon,…)
Công dụng của lớp bột huỳnh quang trong bóng đèn huỳnh quang: Khi bức xạ tím do điện cực và hơi thủy ngân phát ra sẽ tác động vào lớp bột huỳnh quang, giúp tạo nên ánh sáng với bước sóng nằm trong vùng nhìn thấy được. Tùy thuộc vào hỗn hợp phosphor, các nhà sản xuất có thể thay đổi màu ánh sáng hoặc phổ của đèn.
– Điện cực: được làm bằng dây vonfram, dây có dạng lò xo xoắn, nối ra ngoài thông qua chân đèn. Đèn ống huỳnh quang có nhược điểm là: hiện tượng nhấp nháy, hiệu suất phát quang cao hơn đèn sợi đốt, cần mồi phóng điện, tuổi thọ khoảng 8000 giờ.
– Khí: Một lượng nhỏ thủy ngân (cũng có thể thêm một số loại khí trơ khác như argon, argon-neon) sẽ được bơm vào ống của bóng đèn huỳnh quang, và sau đó sẽ hút chân không dưới áp suất thấp. Khi dòng điện qua hơi thủy ngân sẽ khiến chúng bức xạ và tạo ra ánh sáng tím có bước sóng khoảng 253.7nm. Trong suốt quá trình chiếu sáng, áp suất hơi thủy ngân sẽ được duy trì ổn định bên trong bởi bóng thủy tinh.
• Tắc te: giúp tự động ngắt mạch khi điện áp giảm và nối lại mạch khi điện áp cao.
• Chấn lưu: giúp tăng tuổi thọ của bóng đèn, giúp cho bóng đèn không bị nhấp nháy trong quá trình chiếu sáng và giúp ổn định nguồng điện trong quá trình hoạt động.
Tham khảo thêm: Tất tần tật thông tin về đèn điện bạn nên lưu ý
3. Nguyên lý làm việc của bóng đèn huỳnh quang
– Khi đóng điện, hiện tượng phóng điện giữa hai điện cực làm phát ra tia tử ngoại (tia cực tím). Tia tử ngoại tác dụng vào lớp bột huỳnh quang làm đèn phát sáng. Ngoài ra, để giúp cho hiện tượng phóng điện xảy ra, người ta phải lắp thêm chấn lưu (tăng phô) và tắc te (chuột bàn). (Theo Wikipedia Đèn_huỳnh_quang);
Cụ thể là: Khi nguồn điện 220V chạy qua mạch điện sẽ làm cho tắc te nóng lên, khiến lưỡng kim trong tắc te sẽ làm hở mạch điện làm điện áp 2 đầu của đèn sẽ tăng đột ngột lên tới 400V. Điện áp trên 2 đầu phóng điện qua đèn và tạo thành ion sẽ tác động lên lớp bột huỳnh quang trong ống và làm đèn phát sáng. Sau khi đèn sáng thì tắc te sẽ ngừng hoạt động, lúc này điện áp trên 2 đầu của bóng đèn giảm xuống còn 40V và ổn định trong suốt quá trình hoạt động.
4. Ứng dụng của bóng đèn huỳnh quang trong cuộc sống.
Trước khi các loại bóng đèn led ra đời, đèn huỳnh quang được sử dụng phổ biến trong các hộ gia đình, văn phòng công ty, trường học, bệnh viện… bởi đèn huỳnh quang có nhiều ưu điểm hơn so với các loại đèn truyền thống. Tuy nhiên, từ khi đèn led ra đời thì đèn huỳnh quang đã dần bị thay thế bởi đèn led tiết kiệm điện năng, khả năng chiếu sáng tốt, giá thành rẻ và bền bỉ, tuổi thọ đèn led có thể kéo dài lên tới 50.000 giờ.
Trên đây là nguyên lý hoạt động cũng như cấu tạo chi tiết của dòng đèn huỳnh quang để bạn tham khảo, hiểu rõ hơn về dòng đèn này.
Tại Chieusangcaoap.com khách hàng có thể tham khảo thêm nhiều mẫu cột đèn, đèn led cao áp, đèn pha led, đèn led nhà xưởng… giúp chiếu sáng ngoài trời với chất lượng tốt, giá phù hợp, bảo hành dài hạn, tư vấn nhiệt tình. Liên hệ hotline hoặc để được hỗ trợ tốt nhất.