Cách đóng cọc tiếp địa chống sét tối ưu

Cọc tiếp địa là một phụ kiện quan trọng trong việc thi công lắp đặt hệ thống điện nói chung và hệ thống chiếu sáng ngoài trời nói riêng. Cọc tiếp địa có tác dụng là phân tán nguồn năng lượng lớn xuống đất nhằm bảo vệ an toàn cho người sử dụng điện cũng như toàn bộ hệ thống điện cho công trình. Vậy cách đóng cọc tiếp địa chống sét trong công trình chiếu sáng cao áp như thế nào cho đúng kỹ thuật để nó phát huy được hết tác dụng của mình là việc mà không phải ai cũng biết. Cùng NC LIGHTING tìm hiểu các bước đóng cọc tiếp địa nhé.

1. Tìm hiểu chung về cọc tiếp địa

1.1 Cọc tiếp địa là gì ?

Cọc tiếp địa là một thanh kim loại vót nhọn 1 đầu để có thể cắm sâu xuống đất. Đầu còn lại có đế bằng và tiện ren để dễ dàng nối các dây cọc với nhau hàn râu tiếp địa gắn vào đầu cọc.

Cách đóng cọc tiếp địa chống sét

1.2 Vai trò của cọc tiếp địa

Cọc tiếp địa được xem là một bộ phần cốt lõi của hệ thông chống sét . Nó được dùng để cung cấp một điểm tiếp địa có độ ổn định cao, nhằm phân tán nguồn năng lượng lớn xuống đất giúp bảo vệ các thiết bị điện và con người khỏi các sự cố về điện.

1.3 Phân loại cọc tiếp địa

Dựa vào nhiều yếu tố khác nhau cọc tiếp địa chủ yếu được chia thành 3 loại cơ bản: 

  • Cọc tiếp địa bằng đồng
  • Cọc tiếp địa mạ đồng
  • Cọc tiếp địa mạ kẽm nhúng nóng 

Mỗi loại cọc sẽ có những ưu, nhược điểm khác nhau. Tùy vào yêu cầu, địa hình cũng như tài chính của từng công trình để chọn lựa loại cọc thích hợp.

Thông thường trong chiếu sáng cao áp loại cọc được sử dụng nhiều nhất là cọc tiếp địa mạ kẽm nhúng nóng. Được làm từ thanh thép V50-63 dày từ 5-6mm, có độ dài từ 1m-3m, sau khi gia công cắt nhọn và hàn râu tiếp địa sẽ được đưa đi mạ kẽm nhúng nóng để bảo vệ cọc.

2. Cách đóng cọc tiếp địa chống sét

Quy trình đóng cọc tiếp địa chống sét cho hệ thống cột đèn chiếu sáng ngoài trời được tiến hành theo các bước sau: 

Các bước để đóng cọc tiếp địa được thực hiện theo trình tự như sau:

Cách đóng cọc tiếp địa chống sét

  • Bước 1: Khảo sát địa hình xác định vị trí làm hệ thống tiếp địa ( thường được chôn ngay phía dưới vị trí dựng cột đèn) kiểm tra cẩn thận trước khi tiến hành tránh trường hợp làm ảnh hưởng tới các công trình ngầm khác như cáp, đường ống…
  • Bước 2: Đào rãnh, đào sâu xuống đất tại các vị trí đã xác định trước đó, với kích thước rộng 300-500mm sâu 600-800m hoặc 1000m tùy theo từng địa hình và thiết kế.
  • Bước 3: Đóng cọc tiếp đất xuống rãnh đã đào,Nối cọc tiếp địa với cáp đồng trần, thanh đồng tiếp địa thông qua các loại kẹp hoặc hàn hóa nhiệt. Phần râu tiếp địa có gắn cờ tiếp địa được đưa lên gắn vào bulong móng cột ( M16 hoặc M24) tùy thiết kế công trình.
  • Bước 4: Đo điện trở suất đất và đổ hóa chất làm giảm điện trở đất theo cáp đồng đổ hóa chất làm giảm điện trở đất theo cáp đồng. Nối dây dẫn với cọc tiếp địa trực tiếp từ kim xuống trung tâm cọc.
  • Bước 5: Sau khi dùng đồng hồ đo điện trở tiếp đất của hệ thống và có kết quả là <10Ω thì việc đóng cọc tiếp địa đã hoàn thành, có thể lấp đất phẳng lại trả mặt bằng như trước. Nếu điện trở cọc lớn hơn 10Ω thì cần phải đổ thêm hóa chất làm giảm điện trở đến khi nào điện trở đạt yêu cầu mới.

3. Các lưu ý cần biết trong việc bảo vệ hệ thống điện chiếu sáng ngoài trời

Đóng cọc tiếp địa chống sét là 1 trong những yếu tố quan trọng nhất, tuy nhiên chỉ mình nó thôi là chưa đủ, tốt nhất là nên kết hợp với các phương pháp bảo vệ khác để bảo vệ tốt nhất cho hệ thống điện chiếu sáng cao áp. Dưới đây là một vài điểm cần chú ý trong việc bảo vệ hệ thống điện chiếu sáng ngoài trời:

  • Thực hiện kiểm tra thường xuyên, định kỳ các thiết bị điện, đèn led, tủ điều khiển chiếu sáng, các cọc tiếp địa trên toàn bộ hệ thống để phát hiện kịp thời vấn đề nếu có.
  • Lắp đặt thiết bị chống sét hiệu quả, bảo vệ tối đa cho hệ thống điện khói những thiệt hại gây ra bởi sét đánh như: Cọc tiếp địa, tích hợp cục chống sét vào đèn led cao áp.
  • Tăng cường đào tạo cho các nhân viên quản lý hệ thống điện và cách phòng ngừa và giảm thiểu thiệt hại do sét đánh.

Trên đây là những thông tin về  cách đóng cọc tiếp địa theo các bước và những lưu ý trong quá trình sử dụng hệ thống điện chiếu sáng ngoài trời.Việc thi công xây dựng một hệ thống điện chiếu sáng ngoài trời ngoài những vật tư chính như: Cột đèn cao áp, cột đèn sân vườn, đèn led cao áp, tủ điều khiển chiếu sáng thì những phụ kiện như : Khung móng cột đèn, cọc tiếp địa, bảng điện cửa cột… rất cần thiết và quan trọng. 

Hơn hết nữa việc cung cấp vật tư và thi công lắp đặt những vật tư này và đặc biệt là cọc tiếp địa cần phải đạt tiêu chuẩn và những quy định đặt ra nhằm đảm bảo an toàn cho người trong quá trình sử dụng.

NC LIGHTING là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm chiếu sáng ngoài trời đầy đủ các phụ kiện từ cọc tiếp địa, khung móng, cột đèn, đèn led… Tại NC chúng tôi cam kết:

  • Tư vấn thiết kế, tư vấn lắp đặt hoàn toàn miễn phí
  • Sản phẩm có đầy đủ chứng chỉ chất lượng, chứng chỉ xuất xưởng đảm bảo theo tiêu chuẩn quy định
  • Đơn giá ngay tại xưởng sản xuất
  • Đảm bảo đúng tiến độ và quy cách giao hàng

Xem thêm: 5 lợi ích khi sử dụng đèn led âm đất

 

CÔNG TY TNHH CƠ ĐIỆN VÀ CHIẾU SÁNG ĐÔ THỊ VIỆT NAM

Miền Bắc:  Số 21 Ngách 27, Ngõ 106 Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Miền Nam: Nguyễn Văn Linh, TT Tân Túc, H. Bình Chánh, Hồ Chí Minh

KD1: 0971 041 380 - KD2: 0965 935 870

KD2: 0966 680 657 - KD4: 0987 153 083

Website: https://chieusangcaoap.com/

Page: facebook.com/chieusangcaoap

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.