Photodetector

Photodetector là một trong số các loại công nghệ về kĩ thuật được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Rất nhiều thiết bị xuất hiện xung quanh chúng ta có sử dụng photodetector như điều khiển TV, CCD trong máy quay video hay được các nhà thiên văn học sử dụng để phát hiện bức xạ trong vũ trụ. Bài viết này sẽ giới thiệu về photodetector và ứng dụng của photodetector trong cuộc sống.

1. Photodetector là gì?

Photodetector hay còn gọi là bộ phát quang hoặc bộ cảm quang. Đây là bộ phận cảm biến ánh sáng hoặc các bức xạ điện từ khác. Photodetector có chất bán dẫn P – N có chức năng chuyển hóa các photon ánh sáng thành dòng điện. Các photon bị hấp thụ tạo ra các cặp lỗ trống điện tử trong vùng khiếm khuyết. Tìm hiểu Cột đèn chiếu sáng cao áp.

Cột đèn cao áp trên đường phố

Hay nói một cách đơn giản hơn, photodetector là thiết bị tách sóng quang, trong đó ánh sáng ở dạng photon được sử dụng để sản xuất điện tử phục vụ cho mục đích dẫn truyền bằng cách sử dụng photon được hấp thụ để giải phóng một liên kết electron. đọc thêm về Sensor.

2. Ứng dụng của Photodetector

Photodetector trải rộng ứng dụng trên hàng loạt các công nghệ từ chất quang dẫn thấp để mở cửa cho đến tia X hay tia hồng ngoại trên vệ tinh nghiên cứu thiên văn. Điốt quang hay bóng bán dẫn chính là những ví dụ cụ thể cho Photodetector. Hay pin mặt trời chuyển đổi năng lượng ánh sáng hấp thụ thành năng lượng điện.

– An toàn và bảo mật

  • Ứng dụng viễn thám đơn giản nhất là liên quan đến sự hiện diện hay vắng mặt của một “đối tượng” nào đó hoặc một yếu tố của việc giám sát an ninh.
  • Một số ứng dụng của photodetector được phát triển gần đây như hệ thống cảm biến va chạm trên ô tô, “quan sát” các điểm mù cho người lái xe và xác định thời điểm kích hoạt túi khí trong xe.

– Điều khiển quá trình

  • Bước phát triển tinh tế tiếp theo của những ứng dụng điều khiển quá trình chính là sử dụng tới ứng dụng của photodetector.
  • Phần lớn các thiết bị sẽ kiểm tra những việc đơn giản như cảm biến vị trí để kiểm tra xem công việc có diễn ra theo đúng kế hoạch đã lập ra hay không hoặc cung cấp thông tin phản hồi cho hệ thống robot.
  • Một số hệ thống khác sử dụng ứng dụng của photodetector để so sánh chính xác cường độ bức xạ của các bước sóng khác nhau để phân loại kết quả. Ví dụ như trong nhà máy tái chế, huỳnh quang tự nhiên của một số loại nhựa nhất định có thể sử dụng máy dò quang học để phân loại các vật liệu khác nhau. Cùng đọc về Sodium-vapor lamp.
  • Ở một số thí nghiệm quang phổ khác, ứng dụng của photodetector còn có thể phân loại các loại kính khác nhau.

– Cảm biến môi trường

  • Một ứng dụng khác của photodetector chính là sử dụng trong các loại máy móc “giám sát” môi trường. Ngày nay người ta sử dụng ứng dụng của photodetector để tách sóng quang từ tia cực tím UV cho đến tia hồng ngoại IR.
  • Ví dụ, khi xác định mức độ ô nhiễm môi trường, các nhà nghiên cứu sẽ dựa vào quang phổ UV được photodetector tách ra để đo cường độ hấp thụ của các chất ô nhiễm như benzen, toluene, xylene… Mức độ chính xác còn có thể đo được ở tỉ lệ một phần tỷ.
  • Hi vọng với một vài thông tin mà chúng tôi cung cấp về photodetector, bạn sẽ nắm rõ thêm những điều hữu ích trong cuộc sống.

 

CÔNG TY TNHH CƠ ĐIỆN VÀ CHIẾU SÁNG ĐÔ THỊ VIỆT NAM

Miền Bắc:  Số 21 Ngách 27, Ngõ 106 Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Miền Nam: Nguyễn Văn Linh, TT Tân Túc, H. Bình Chánh, Hồ Chí Minh

KD1: 0971 041 380 - KD2: 0965 935 870

KD2: 0966 680 657 - KD4: 0987 153 083

Website: https://chieusangcaoap.com/

Page: facebook.com/chieusangcaoap

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.