Cột đèn đường: 4 sản phẩm được ưa chuộng nhất

Khi đi trên đường vào ban đêm hoặc những lúc thời tiết mưa gió, cột đèn cao áp giá rẻ là vật dụng hữu ích giúp đảm bảo an toàn giao thông. Bài viết dưới đây chúng tôi xin cung cấp đến cho bạn những thông tin bổ ích về cột đèn đường.

1. Cột đèn đường là gì?

Cột đèn đường là hệ thống chiếu sáng đường giao thông và các khu vực ngoài trời như công viên, quảng trường nhằm đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông đồng thời tăng mỹ quan của đường phố.

Cột đèn đường gồm 4 loại: sử dụng cho đường cao tốc, cho đại lộ và đường chính, cho các đường phố nhỏ và sử dụng cho các nút giao thông, trạm thu phí, khu dân cư.

 

Khoảng cách cột đèn đường
Hệ thống cột đèn cao áp chiếu sáng thành phố

Xem thêm: Một Số Câu Hỏi Về Cột đèn Cao áp, đèn Led Cao áp

2. Đặc điểm cột đèn đường

  • Cột đèn được chế tạo bằng vật liệu thép cán nóng với chiều dày trên 3 ly, theo tiêu chuẩn JIS3101, phần bích đế được gia công bằng áp lực định hình.
  • Cột đèn có thể chịu được áp lực của gió giật cấp 3, tải trọng 45m/s theo tiêu chuẩn EN:40.
  • Trụ cột đèn được làm từ ống thép côn đúc liền, với các hình dạng theo nhu cầu như bát giác, tròn, đa giác…Sử dụng công nghệ hàn tự động hoặc hàn MAG/MIG trong môi trường khí trơ. Cửa cột có lắp liền hoặc có thể tháo rời và có khoá. Thân cột đèn được xử lý bằng kỹ thuật mạ kẽm nhúng nóng để bảo vệ bề mặt sản phẩm khỏi tác động của môi trường, phù hợp tiêu chuẩn ASTM A123. Sau đó, được sơn bằng loại sơn chuyên dụng nhằm đảm bảo độ bền của sản phẩm.

3. Ứng dụng cột đèn đường

Cột đèn đường được dùng để chiếu sáng đường cao tốc, đường quốc lộ đảm bảo độ sáng cho phương tiện cơ giới chạy vào ban đêm. Cột đèn còn được sử dụng cho các đại lộ và tuyến phố lớn trong đô thị với yêu cầu là giúp cho người điều khiển giao thông nhìn rõ các nút giao thông, chướng ngại vật, vỉa hè…Ngoài ra còn được dùng để chiếu sáng đường ở các khu phố nhỏ, đảm bảo người điều khiển phương tiện nhận biết cự ly an toàn chạy xe và an toàn cho người đi bộ. Cột đèn còn được sử dụng tại các trạm thu phí, nút đường giao cắt, giúp lái xe nhìn rõ ở cự li gần.

4. Khoảng cách giữa 2 cột đèn đường

Khoảng cách giữa các cột đèn phụ thuộc vào chiều cao cột đèn, công suất đèn, chiều rộng của mặt đường và mật độ giao thông trên đường. Thông thường chiều cao của cột đèn H=8~10/12m đối với đường ô tô thông thường, H=15m với đường cao tốc.

Nhìn chung, với đường cao tốc khoảng cách theo tiêu chuẩn giữa 2 cột đèn sẽ vào khoảng 33~36m, các trường hợp còn lại khoảng cách có thể nhỏ hơn.

5. Một số cột đèn đường được ưa chuộng

5.1. Cột đèn cao áp tròn côn liền cần

Cột đèn tròn côn liền cần được sử dụng với các hệ thống chiếu sáng giao thông công cộng với thiết kế thân cột tròn, ngọn cột có một thanh cần liền để treo đèn.

Cột đèn cao áp bát giác liền cần đơn

Thân cột chế tạo liền khối, mối hàn chạy dọc thân, độ dày cột 3~5 ly, mạ nhúng phủ kẽm nóng tiêu chuẩn BS729, ASTM 123 với bề dày min 450g/m2. Cột đèn tròn côn liền cần có thể chịu được áp lực gió lên tới 125daN/m2. Khả năng chịu lực với hệ số thống kê và hình dạng địa hình bằng 1.

Các loại đèn như bát giác côn hoặc cần đèn tròn đều có thể sử dụng để lắp cho cột đèn tròn côn liền cần.

Xem thêm: cột đèn cao áp 8m

5.2. Cột đèn tròn côn liền cần kép

  • Cột đèn tròn côn liền cần kép được chế tạo thân cột liền, hàn dọc tự động bằng công nghệ hàn nén trong môi trường khí trơ CO2 phù hợp tiêu chuẩn kỹ thuật.
  • Thân cột có độ dày 3~5 ly, được mạ nhúng kẽm phủ nóng theo tiêu chuẩn BS729, ASTM 123 với chiều dày tối thiểu 450g/m2.
  • Khả năng chịu tốc độ gió lên đến 45m/s với các hệ số địa hình và thống kê bằng 1.

5.3. Cột đèn cao áp tròn côn rời cần đơn

Thân cột được chế tạo liền, không hàn ngang, ứng dụng công nghệ mạ nhúng kẽm nóng để bảo vệ bề mặt cột khỏi tác động của môi trường.

Cột đèn đã được tính toán có khả năng chịu được tốc độ gió lên đến 45m/s, đối với vùng địa hình riêng biệt sẽ có sự tính toán thiết kế phù hợp.

5.4. Cột đèn tròn côn rời cần kép

Tốc độ gió chịu lực của cột đèn tròn côn rời cần kép lên đến 45m/s tương ứng với áp lực gió 125daN/m2, hệ số thống kê và địa hình bằng 1. Trường hợp địa hình đặc biệt, sẽ được tính toán thiết kế đảm bảo kỹ thuật.

 

Cột Đèn Tròn Côn Rời Cần Kép
Bản vẽ cột đèn cao áp rời cần kép

Chất liệu sử dụng cho cột đèn bằng thép mạ kẽm nhúng nóng, đảm bảo khả năng chống lại tác động môi trường. Cột đèn tròn côn rời cần được hàn dọc tự động trong môi trường khí trơ.

Những thông tin cung cấp trên đây đã phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về cột đèn, ứng dụng và các cột đèn đang được dùng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, để biết chính xác về chất lượng, mẫu mã kiểu dáng cũng như giá thành cụ thể xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua đường dây nóng hoặc gửi email. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và giải đáp cho bạn.

Xem thêm : CỘT ĐÈN GIÀN NÂNG HẠ CAO ÁP

 

CÔNG TY TNHH CƠ ĐIỆN VÀ CHIẾU SÁNG ĐÔ THỊ VIỆT NAM

Miền Bắc:  Số 21 Ngách 27, Ngõ 106 Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Miền Nam: Nguyễn Văn Linh, TT Tân Túc, H. Bình Chánh, Hồ Chí Minh

KD1: 0971 041 380 - KD2: 0965 935 870

KD2: 0966 680 657 - KD4: 0987 153 083

Website: https://chieusangcaoap.com/

Page: facebook.com/chieusangcaoap

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.