Trong các bộ phận của đèn cao áp chiếu sáng, chóa đèn chiếu sáng là một bộ phận không thể thiếu nhằm giúp chất lượng ánh sáng đạt được chất lượng tốt đa.
1. Chóa đèn là gì?
Chóa đèn (hay còn gọi là chao đèn) là bộ phận bao quanh hoặc gắn liền với bóng đèn, thường có dạng hình nón, chén hoặc vòm. Nhiệm vụ chính của chóa đèn là phản xạ và định hướng ánh sáng từ nguồn phát, giúp ánh sáng tập trung vào khu vực mong muốn, đồng thời giảm thiểu sự phân tán không cần thiết.

2. Công dụng chóa đèn cao áp
Tăng cường độ chiếu sáng: Chóa đèn giúp phản xạ và tập trung ánh sáng, làm tăng hiệu quả chiếu sáng lên gấp 3–4 lần so với khi không sử dụng chóa.
Định hướng ánh sáng: Bằng cách điều chỉnh góc và hình dạng, chóa đèn giúp ánh sáng tập trung vào khu vực cần thiết, giảm lãng phí ánh sáng và tiết kiệm năng lượng.
Bảo vệ bóng đèn: Chóa đèn bao bọc bóng đèn, bảo vệ khỏi bụi bẩn, côn trùng và các tác động vật lý từ môi trường bên ngoài.
Tăng tính thẩm mỹ: Chóa đèn có nhiều kiểu dáng và chất liệu khác nhau, góp phần làm đẹp và phù hợp với thiết kế nội thất hoặc ngoại thất.
Tiết kiệm chi phí: Nhờ việc tăng hiệu quả chiếu sáng và bảo vệ bóng đèn, chóa đèn giúp giảm chi phí bảo trì và thay thế thiết bị chiếu sáng.
Xem thêm: Địa chỉ mua cột đèn cao áp tại Hà Nội uy tín
3. Cấu tạo của chóa đèn cao áp
Chóa đèn thường có các bộ phận chính như sau:
Vỏ chóa đèn: Là phần bao bọc bên ngoài, thường được làm từ nhôm, nhựa hoặc thép không gỉ, giúp bảo vệ các bộ phận bên trong và định hình cho chóa đèn.
Lớp mạ phản quang: Bên trong chóa đèn thường được mạ một lớp phản quang (như mạ kẽm hoặc tráng bạc) để tăng khả năng phản xạ ánh sáng, giúp ánh sáng tập trung và phân bố hiệu quả hơn.
Đế lắp phụ kiện: Là phần kết nối chóa đèn với bóng đèn hoặc hệ thống chiếu sáng, thường được thiết kế chắc chắn để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Chốt khóa và ốc vít: Được sử dụng để cố định các bộ phận của chóa đèn với nhau, đảm bảo sự ổn định và an toàn trong quá trình hoạt động.
Phần phản quang: Là bề mặt bên trong của chóa đèn, có nhiệm vụ phản xạ ánh sáng từ bóng đèn ra ngoài, tăng cường độ sáng và hiệu quả chiếu sáng.
4. Quy trình lắp đặt chóa đèn cao áp:
Để lắp đặt chóa đèn cao áp. Đầu tiên mở cái lẫy ở đường kẻ của vỏ chóa, sau khi đấu nối dây xong test đèn khoảng 6h thì gá bộ điện (trấn lưu, tụ kích, tụ bù,) văn chặt bu lông và khóa nắp lẫy ban đầu lại.
3.1 Đào hố để chôn khung móng cột:
Kích thước hố chôn khung móng một phụ thuộc vào chiều cao và kích thước thiết kế của cột đèn cao áp. chính vì thế trước khi đào cần xác định rõ: chiều sâu, chiều rộng, chiều cao của khung móng cột.
3.2 Thiết kế đường cáp ngầm dẫn điện:
Kiểm tra kỹ số lượng cột đèn cần lắp, chiều dài thi công cột đèn cao áp giá rẻ bao nhiêu mét. Để chuẩn bị chiều dài đường đường điện, ống nhựa xoắn, khối lượng bê tông trộn. Giảm thiểu quá trình sai sót tránh tốn nhân công và chi phí.
3.3 Đổ bê tông khung móng cột:
Đổ bê tông khung móng cột và chờ sau 72 giờ đợi bê tông chết
3.4 Gá chóa đèn:
Gá chóa đèn vào cột đèn và đấu dây chờ bên trong cột đèn, lấy nguồn điện từ tủ điện chiếu sáng cấp đến đầu các cột đèn, nối dây dẫn từ bảng điện cột lên bóng đèn.
3.5 Dựng cột đèn chiếu sáng:
Sử dụng cẩu để lắp dựng cột đèn và bắt bulong vào khung móng cột.
3.6: Gá bảng điện
Gá bảng điện của cột vào bên trong thân cột sau đó đấu nối cấp nguồn cho chóa theo dây chờ đã để.
3.7 Kiểm tra lại tất cả các thiết bị và xiết chặt bu lông
Mọi thông tin chi tiết về vấn đề lắp đặt thi công xin vui lòng liên hệ với chúng tôi!
Trên đây là những chia sẻ của NC Lighting hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc lắp đặt chóa đèn cao áp. Nếu có bất cứ thắc mắc nào quý khách vui lòng inbox fanpage chieusangcaoap hoặc liên hệ hotline: 0936.084.765 để được tư vấn hỗ trợ.