Ánh sáng là từ phổ thông dùng để chỉ các bức xạ điện từ có bước sóng nằm trong vùng quang phổ nhìn thấy được bằng mắt thường của con người. Giống như mọi bức xạ điện từ, nó có thể được mô tả như những đợt sóng hạt chuyển động gọi là photon. Ánh sáng là gì?
1. Lịch sử của ánh sáng
Trong lịch sử cổ xưa, nguồn sáng được liên hệ với bóng tối, để tượng trưng cho những giá trị bổ sung hoặc thay phiên nhau trong một quá trình biến đổi. Quy luật này được xác minh trong những hình ảnh của Trung Hoa cổ xưa, cũng như của nhiều nền văn minh khác. Ý nghĩa của nó là trong đời người ở mọi cấp độ, một thời đại đen tối sẽ được nối tiếp, trên mọi bình diện vũ trụ, bằng một thời đại sáng láng, trong sạch được phục hưng. Ý nghĩa của biểu trưng thoát ra khỏi bóng tối ấy được lập lại trong các nghi thức thụ pháp, cũng như trong các huyền thoại về cái chết, về tấn kịch sinh trưởng của thực vật hoặc trong quan niệm về các chu kỳ lịch sử. Bằng những thành ngữ như “ánh sáng thần thánh” hoặc “ánh sáng tinh thần” cho thấy một nội hàm biểu trưng rất phong phú ở phương Đông. Tìm hiểu về đèn led.
2. Đặc điểm của ánh sáng
Ánh sáng do Mặt Trời tạo ra còn được gọi là ánh nắng; ánh sáng Mặt Trăng mà con người thấy được gọi là ánh trăng. Trên thực tế là nguồn sáng do mặt trời chiếu tới Mặt Trăng phản xạ đi tới mắt người. Tia sáng do đèn tạo ra còn được gọi là ánh đèn. Sự chiếu sáng do các loài vật phát ra gọi là ánh sáng sinh học. Ánh sáng có tốc độ rất nhanh, điều này dễ hiểu khi trời mưa, ta thấy cái chớp xong rồi một lúc mới nghe tiếng sấm.
Ánh sáng lạnh có bước sóng tập trung gần vùng quang phổ tím. Ánh sáng nóng có bước sóng nằm gần vùng đỏ. Nguồn sáng có quang phổ trải đều từ đỏ đến tím là ánh sáng trắng; còn nguồn sáng có bước sóng tập trung tại vùng quang phổ rất hẹp gọi là nguồn sáng đơn sắc. Môn học nghiên cứu sự lan truyền và các tính chất của nó trong và giữa các môi trường khác nhau gọi là quang học.
3. Tính chất của ánh sáng
Một số tính chất quan trọng của nó đó là vận tốc trong chân không, tương tác với vật chất, năng lượng, động lượng và khối lượng, Trong lịch sử khám phá, đã có nhiều lý thuyết để giải thích các hiện tượng tự nhiên có liên quan đến nguồn sáng. Có thể kế đến như lý thuyết hạt ánh sáng của Isaac Newton đưa ra, cho rằng dòng sáng là dòng di chuyển của các hạt vật chất; lý thuyết sóng ánh sáng của Christiaan Huygens cho rằng dòng sáng là sự lan truyền của sóng. Ngoài ra còn xuất hiện nhiều lý thuyết khác như lý thuyết điện từ, Ête, thuyết tương đối, lý thuyết lượng tử,…
Tham khảo thêm: Vai Trò Của đèn Chiếu Sáng Với Sân Cầu Lông