Biện pháp thi công cột đèn cao áp ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng, chi phí của toàn bộ công trình chiếu sáng, không chỉ thế còn ảnh hưởng đến sự an toàn của chính chúng ta. Tưởng chừng đơn giản, lắp đặt cột đèn chiếu sáng cần phải theo một quy trình chuẩn để có biện pháp lắp đặt phù hợp.
Bài viết dưới đây NC LIGHTING sẽ giới thiệu đến khách hàng các bước tiến hành biện pháp thi công cột đèn cao áp an toàn, hiệu quả và tiết kiệm. Đây là phương pháp không chỉ được áp dụng ở Việt Nam mà còn được áp dụng ở những nước tiên tiến khác.
Các bước tiến hành biện pháp thi công cột đèn cao áp
*Vận chuyển
Đối với các loại cột đèn chiếu sáng có chiều dài cột thường từ 6m trở lên, có những loại cột như cột đèn giàn nâng hạ còn có chiều dài lên tới 17m hay 18m, 25m
Với sản phẩm này cần vận chuyển xe tải phân khối lớn để tránh làm bong chóc hay ảnh hưởng đến chát lượng sản phẩm.
Với những công trình ở xa ví dụ lắp một số lượng cột ít, để tiết kiệm chi phí hơn nên thuê xe khách có hầm để đồ rộng ( thường là những chiếc xe giường nằm )
*Đào hố móng
Chiều sâu, chiều rộng của khung móng cột đèn chiếu sáng phụ tuộc hoàn toàn vào chiều cao khung móng cột đèn, điều kiện khí hậu từng vùng miền. Đặc biệt cần kiểm tra kỹ các công trình bên cạnh khu đào hố móng, tránh hiện tượng đào phải công trình khác gây thiệt hại và mất sự an toàn.
*Công tác rải cáp ngầm
Rải cáp ngầm là một công đoạn cực kỳ quan trọng trong việc thi công cột đèn cao áp. Kiểm tra chất lượng và số lượng cáp là việc đầu tiên phải làm trong công đoạn rải cáp ngầm.
Tiến hành rải vật liệu cho từng vị trí. Cáp ngầm bao gồm các thiết bị như :
- Cáp đồng ngầm
- Ống nhựa HDPE
- Băng cao áp
- Bê tông
Nếu thực hiện đúng quy trình này bạn sẽ không gặp bất cứ sai sót nào trong thi công, tiết kiệm được thời gian, nhân công, chi phí khi thi công
*Đổ bê tông
Khối lượng bê tông được tính toán trên bản vẽ đúng với quy định không thừa, không thiếu. Đảmbảo sau khi hoàn thành không bị tiêu hao về chi phí cũng như không l àm ảnh hưởng tới chất lượng công trình.
Chú ý: Sau 72h bê tông mới chết và đảm bảo các thiết bị được đặt lên trên không làm ảnh hưởng tới chất lượng của khung móng
*Lắp đặt cột đèn chiếu sáng
Trước khi lắp đặt kiểm tra kỹ các thông số kỹ thuật trên cột đèn, chất liệu xem đã ổn chưa. Đặc biệt phải đánh số cột đèn tương ứng với số khung móng cột, đường đi dây cáp như thế nào để tránh sự nhầm lẫn và sai sót phải làm lại mất thời gian và chất lượng công trình giảm.
*Lắp đặt chóa đèn cao áp chiếu sáng
Kiểm tra kỹ các chóa đèn đạt tiêu chuẩn hay chưa, thử điện trước khi lắp lên trên cao cột đèn, tránh trường hợp lắp lên rồi đèn không sáng. Mất thời gian và nguồn nhân lực cho việc thay đèn mới.
*Nối bảng điện cửa cột đèn
Sau khi lắp dựng trụ đèn, chóa đèn cần kết nối đầu dây lên đèn và các nguồn cáp điện với nhau qua bảng điện cửa cột đèn và aptomat được bố trí lắp đặt trên bảng điện
*Nối nguồn điện lại với tủ điều khiển chiếu sáng
Đây là một trong những bước cuối cùng để hoàn thiện biện pháp thi công cột đèn cao áp. Tủ điện chiếu sáng được nối với đường dây đi cáp ngầm để hoàn thành toàn bộ quá trình. Tủ điện chiếu sáng có thể lắp đặt ở những nơi sao cho không gian được gọn gàng và chiếm ít diện tích nhất.
Trên đây là cách hướng dẫn thi công cột đèn cao áp được áp dụng rộng rãi nhất hiện nay. Đặc biệt đã được đơn vị NC LIGHTING kiểm định và thi công trên nhiều công trình qua nhiều năm, chất lượng công trình vẫn được đảm bảo
Hơn nữa đây là biện pháp thi công cột đèn không chỉ được áp dụng ở Việt Nam mà còn được áp dụng ở nhiều nước tiên tiến khác trên thế giới
Thích hợp với nhiều loại địa hình và khí hậu khác nhau. Chính vì thế tiết kiệm được thời gian tính toán cũng như chất lượng công trình được đảm bảo
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong vấn đề xử lý bản vẽ cột đèn cao áp hay thi công cột đèn cao áp hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất. Chúng tôi luôn đảm bảo rằng luôn đưa ra được những mặt có lợi nhất cho công trình!
Xem các bài viết cùng chủ đề: