Cách tính tiền điện đơn giản, chính xác nhất

Công thức tính tiền điện giúp khách hàng có thể xác định được mức điện năng tiêu thụ của một thiết bị và từ đó có thể tính được tiền điện của mỗi thiết bị hàng tháng là bao nhiêu để có kế hoạch sử dụng và tiết kiệm điện năng cũng như tài chính. Thông qua bài viết này, bạn sẽ tính được được điện phải trả và có kế hoạch lựa chọn các thiết bị tiết kiệm điện nhất.

1. Công thức tính hóa đơn tiền điện

1.1 Cách tính công suất tiêu thụ của một thiết bị điện

• Việc xác định được công suất tiêu thụ điện năng của một thiết bị điện cụ thể sẽ giúp bạn tính toán được lượng điện tiêu thụ của thiết bị đó là bao nhiêu(số điện)/tháng.
• Đơn vị của công suất tiêu thụ điện là KW (kilowatt)
1KW = 1000W = 1 số điện = 1000Wh
• Khi mua các thiết bị điện, nhà sản xuất sẽ gắn tem nhãn ghi rõ công suất tiêu thụ trên vỏ thiết bị, bạn chỉ cần đọc thông tin trên đó.

Cách tính điện năng tiêu thụ của tủ lạnh

1.2 Tính lượng điện tiêu thụ hàng tháng

• Tổng lượng điện đã tiêu thụ của doanh nghiệp, gia đình bằng cách cộng tổng lượng điện đã tiêu thụ của tất cả các thiết bị đã sử dụng trong một tháng.
• Lượng điện năng đã tiêu thụ trong một tháng của một thiết bị (tính bằng đơn vị KW) = Công suất của thiết bị * thời gian một tháng sử dụng.
Ví dụ: bạn đang sử dụng một bóng đèn LED dành cho nhà xưởng với công suất 100W = 0.1KW. Một ngày chiếu sáng 8h. Khi đó, cách tính lượng điện tiêu thụ của bóng đèn LED nhà xưởng 100w trong một tháng ( 30 ngày) = 0.5 KWh (0,1 KW * 5h) * 30 = 15 KWh. Như vậy, bóng đèn nhà xưởng 100W đang dùng một tháng sẽ tiêu thụ hết 15 kWh.
• Một cách đơn giản hơn là bạn có thể lấy số điện năng tiêu thụ trong hóa đơn tiền điện tháng này trừ đi số điện năng tiêu thụ tháng trước trong hóa đơn tiền điện thì sẽ ra kết quả.

1.3 Cách tính tiền điện theo KWh

• Công thức tính tiền điện phải trả = Lượng điện tiêu thụ (số KWh) * đơn giá tiền điện /KWh.
• Đơn giá tiền điện thay đổi theo bậc như sau:
• Ví dụ:

Tiền điện bậc 1 (50 số đầu tiên) = 50 x 1.728 = 83.900 đồng
Tiền điện bậc 2 (50 số tiếp theo) = 50 x 1.786 = 86.700 đồng
Tiền điện bậc 3 (100 số tiếp theo) = 100 x 2.074 = 201.400 đồng

1.4 Cách tính tiền điện cho hộ kinh doanh

Cách tính tiền điện cho hộ gia đình và điện kinh doanh sẽ khác nhau. Giá điện kinh doanh được áp dụng cho các cơ sở cá nhân hay tổ chức kinh doanh phát sinh lợi nhuận khi sử dụng trang thiết bị điện. Trong một số trường hợp giá điện đối với hộ kinh doanh có thể được áp dụng song song với một số loại hình khác. Ví dụ như các hộ gia đình kinh doanh cá thể, cho thuê nhà trọ, nhỏ lẻ, sản xuất, hành chính sự nghiệp…

Khác với điện hộ gia đình, điện kinh doanh được áp dụng theo từng khung giờ sử dụng khác nhau.

Dưới đây là biểu giá điện kinh doanh được EVN quy định:

TT Nhóm đối tượng khách hàng Giá bán điện

(đồng/kWh)

1 Cấp điện áp từ 22 kV trở lên
a) Giờ bình thường 2.442
b) Giờ thấp điểm 1.361
c) Giờ cao điểm 4.251
2 Cấp điện áp từ 6 kV đến dưới 22 kV
a) Giờ bình thường 2.629
b) Giờ thấp điểm 1.547
c) Giờ cao điểm 4.400
3 Cấp điện áp dưới 6 kV
a) Giờ bình thường 2.666
b) Giờ thấp điểm 1.622
c) Giờ cao điểm 4.587

Định nghĩa giờ cao điểm, giờ bình thường, giờ thấp điểm:

  • Giờ bình thường

Gồm các ngày từ thứ Hai đến thứ Bảy

– Từ 04 giờ 00 đến 9 giờ 30 (05 giờ và 30 phút);

– Từ 11 giờ 30 đến 17 giờ 00 (05 giờ và 30 phút);

– Từ 20 giờ 00 đến 22 giờ 00 (02 giờ).

Ngày Chủ nhật

Từ 04 giờ 00 đến 22 giờ 00 (18 giờ).

  • Giờ cao điểm

Gồm các ngày từ thứ Hai đến thứ Bảy

– Từ 09 giờ 30 đến 11 giờ 30 (02 giờ);

– Từ 17 giờ 00 đến 20 giờ 00 (03 giờ).

Ngày Chủ nhật: không có giờ cao điểm.

  • Giờ thấp điểm:

Tất cả các ngày trong tuần: từ 22 giờ 00 đến 04 giờ 00 sáng ngày hôm sau (06 giờ).

Như vậy, dựa vào từng khung giờ và mức điện áp sử dụng chúng ta cũng có thể tính toán được số tiện điện mà hộ kinh doanh, doanh nghiệp phải trả trong tháng.

1.5 Tải App tính tiền điện

Cách tính tiền điện bằng app

• Khi mà công nghệ 4.0 ngày càng phát triển mạnh mẽ, việc sử dụng app tính tiền điện của ngành điện lực (EVN) sẽ rất thuận tiện cho bạn
• Chi tiết truy cập tại: https://www.evn.com.vn/c3/calc/Cong-cu-tinh-hoa-don-tien-dien-9-172.aspx

2. Đơn giá tính tiền điện theo bậc thang

Đơn giá tiền điện tiêu thụ trên Kwh hiện nay đang được áp dụng theo các mức khác nhau hay nói cách khác là mức giá sẽ khác nhau theo từng bậc.
• Mức 1 (0 đến 50 KWh): 1.728 VND(/KWh)
• Mức 2 (51 đến 100 KWh): 1.786 VND (/KWh)
• Mức 3 (101 đến 200 KWh): 2.074 VND (/KWh)
• Mức 4 (201 đến 300 KWh): 2.612 VND (/KWh)
• Mức 5 (301 đến 400 KWh): 2.919 VND (/KWh)
• Mức 6 (401 KWh trở lên): 3.015 VND (/KWh)
Mức giá trên chưa bao gồm thuế, tổng tiền sau thuế sẽ tăng 8% so với mức trước thuế.

3. Công thức tính tiền điện của 5 thiết bị quan trọng trong gia đình

3.1 Công thức tính tiền điện đèn LED

Ví dụ, bạn đang sử dụng một đèn LED âm trần có công suất 30W, tương đương với 0,03 KWh. Khi đó, tổng số điện năng tiêu thụ 1 tháng (P) sẽ bằng 0,03 KWh * số giờ chiếu sáng.
Tiền điện sử dụng bóng đèn LED âm trần 30w sẽ bằng P * đơn giá/số điện.
Tương tự, chúng ta cũng có thể áp dụng công thức này để tính tiền điện cho các thiết bị chiếu sáng khác trong nhà (đèn led âm trần, đèn LED panel, đèn tuýp LED, đèn âm trần…) cũng như ngoài trời cho các dòng đèn led khác như:

  • Chiếu sáng ngoài trời: đèn đường LED, đèn pha LED
  • Chiếu sáng công nghiệp có: đèn LED nhà xưởng, Đèn pha LED
  • Chiếu sáng sân vườn, công viên có: Đèn nấm sân vườn, Đèn led âm đất, đèn LED âm nước…

3.2 Cách tính tiền điện tủ lạnh

• Tủ lạnh đã trở thành thiết bị giúp bảo quản thực phẩm không thể thiếu trong mỗi gia đình. Do tủ lạnh hoạt động 24/24 nên tiện điện mà tủ lạnh tiêu thụ cũng khá nhiều.
• Công suất của một chiếc tủ lạnh trung bình khoảng 170W = 0.17KWh
• Điện năng tiêu thụ một tháng (P) = 0,17 kW/h x 24 * 30 = 122.4 KW.
• Tiền điện tủ lạnh 1 tháng = 122.4 * đơn giá tiền điện/KWh

3.3 Cách tính tiền điện điều hòa

• Để xoa dịu đi cái nóng gay gắt của mùa hè, điều hòa sẽ là thiết bị không thể bỏ qua, tuy nhiên, các máy điều hòa thường có công suất khá cao, nên rất nhiều người tiêu dùng quan tâm đến tiền điện phải chi trả khi sử dụng điều hòa.
• Máy điều hòa thường có công suất 850W = 0,85 KWh
• Tổng điện năng tiêu thụ 1 tháng (P) = 0,8 KWh * số giờ bật điều hòa mỗi ngày * 30 .
• Tiền điện sử dụng điều hòa = P * đơn giá tiền điện/KWh.

3.4 Cách tính tiền điện máy giặt

• Một chiếc máy giặt thông thường sẽ có công suất trung bình khoảng 200W = 0,2 KW.
• Tổng điện năng tiêu thụ của một tháng của máy giặt (P) = 0,2 KW/h * số giờ sử dụng.
• Tiền điện cần trả khi dùng máy giặt = P * đơn giá tiền điện/KWh

3.5 Cách tính tiền điện tivi

• Với loại tivi có công suất là 40W thì lượng điện tiêu thụ sẽ là 0,04 KWh.
• Tổng lượng điện tiêu thụ của tivi 1 tháng (P) = Số giờ xem * 0,04kWh.
• Tổng tiền điện của tivi = P * đơn giá tiền điện/KWh
* Lưu ý, cách tính trên chi mang tính ước lượng tiền điện cho từng thiết bị để tham khảo chứ không chính xác bằng cách tính tiền theo bậc.

4. 3 nguyên nhân chính khiến tiền điện tăng cao

4.1 Nhu cầu sử dụng điện năng tăng

Khi nhu cầu sử dụng điện tăng dẫn đến chỉ số điện năng tiêu thụ tăng cao khiến cho giá tiền tăng lên.

4.2 Giá tính tiền điện theo KWh tăng

EVN cũng thường xuyên cập nhật bảng giá bán điện, nếu bảng giá theo bậc tăng lên thì tiền điện sẽ tăng lên

4.3 Lỗi trong hóa đơn

Trong một số trường hợp vẫn xảy ra tình trạng nhầm lẫn từ phía công ty điện lực dẫn đến tiền điện tăng.
Trên đây là toàn bộ công thức tính tiền điện trong 1 tháng, dựa vào bài viết này hi vọng đã cung cấp cho người đọc những thông tin hữu ích nhất.

Tham khảo thêm: Tư vấn chọn mua cột đèn cao áp

 

CÔNG TY TNHH CƠ ĐIỆN VÀ CHIẾU SÁNG ĐÔ THỊ VIỆT NAM

Miền Bắc:  Số 21 Ngách 27, Ngõ 106 Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Miền Nam: Nguyễn Văn Linh, TT Tân Túc, H. Bình Chánh, Hồ Chí Minh

KD1: 0971 041 380 - KD2: 0965 935 870

KD2: 0966 680 657 - KD4: 0987 153 083

Website: https://chieusangcaoap.com/

Page: facebook.com/chieusangcaoap

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.